Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

6 chiến lược áp dụng tiếp thị thần kinh học



Do đó, một nhà tiếp thị tinh ý sẽ nhấn mạnh những gì khách hàng sẽ bị mất đi nếu không mua sản phẩm chứ không xoáy vào những gì họ được nhận thêm.

Nếu thả một con ếch vào nồi nước sôi, nó sẽ lập tức nhảy ra ngoài. Nhưng nếu cho con ếch vào nồi nước lạnh rồi đun sôi, con ếch sẽ chết trước khi kịp nhảy ra ngoài. Neuro-marketing (tiếp thị thần kinh học) được xem là một xu hướng tiếp thị mới được dự báo sẽ trở thành điểm nóng trong năm 2015.

Nếu bạn đang muốn biết về những tấm gương thành côngchân lý sốngcách marketing thành công. Sao không vào ngay trang web khởi nghiệp để tìm kiếm thông tin riêng cho mình!!!

Neuro-marketing tận dụng triệt để “điểm mù” trong hệ ý thức của khách hàng, phát triển chúng trở thành hiện tượng nhận thức một cách dần dần và dẫn mọi người đi theo một quyết định cuối cùng tương tự nhau.

Sau đây là những chiến lược neuro-marketing hứa hẹn sẽ tạo nên nhiều thay đổi trên thị trường trong tương lai:

1. Cho tôi một lý do
Nghiên cứu kinh điển “máy photocopy Xeros” của tiến sĩ Ellen Langer thuộc Đại học Harvard chứng minh uy lực của việc giải thích. Bối cảnh là một sinh viên cố gắng cắt ngang một hàng người đang chờ sử dụng máy photocopy. Trong trường hợp 1, cô nói: “Xin lỗi, tôi có 5 trang giấy. Tôi có thể dùng máy photo Xeros được chứ?”; 60% số người đồng ý cho cô chen hàng.

Trường hợp 2, cô nói: “Xin lỗi, tôi có 5 trang giấy. Tôi có thể dùng máy photo Xeros được chứ bởi vì tôi đang rất gấp!”. Số lượng người chấp thuận tăng tới 94% khi nghe thêm một lời giải thích.

Trường hợp 3, “Xin lỗi, tôi có 5 trang giấy. Tôi có thể dùng máy photo Xeros được chứ bởi vì tôi cần photo?”. Tỷ lệ đồng ý là 93%, với lời giải thích khá dư thừa và hài hước kia. Não bộ con người thích những câu trả lời và những lời giải thích, đó là vì sự hiếu kỳ trước những lời thách đố và những màn cân não.

Những cuộc đối thoại tỏ ra gắn kết nhất không chỉ truyền đạt thông tin mà còn đưa ra giải thích về giải pháp. Do đó, những sản phẩm hiệu quả nhất không chỉ giải quyết vấn đề mà còn giải thích một cách hợp lý nhất về giải pháp mang tới.

2. Nghịch lý của lựa chọn
Khách hàng yêu thích có nhiều sự lựa chọn, nhưng các nhà tiếp thị thì thích điều ngược lại. Nghiên cứu cho thấy chỉ 3% khách hàng quyết định mua hàng ngay khi nhìn thấy có đến 24 nhãn hiệu mứt giới thiệu trước mặt họ, trong khi có 30% người mua ngay khi chỉ có sáu sản phẩm trước mặt.

Tương tự, khách hàng sẽ ngập ngừng khi có đến 50 gói quỹ đầu tư được giới thiệu, thay vì chỉ có năm giải pháp tài chính. Quá nhiều lựa chọn khiến thần kinh của người mua hàng bị “tê liệt” và từ chối mua hàng.

Để tránh xảy ra hiện tượng ấy, trong lúc bán hàng, nên trình bày tối đa ba lựa chọn giải pháp vì tỷ lệ hoán đổi người xem hàng thành mua hàng gia tăng khi số lượng chọn lựa giảm xuống.

3. Nỗi sợ bị mất mát
Nỗ lực tiết kiệm 1 triệu đồng lớn hơn rất nhiều so với nỗ lực kiếm thêm 1 triệu đồng! Đó là vì phản ứng của cảm xúc đối với sự mất mát mạnh gấp hai lần niềm vui sướng khi nhận được thêm, đó là nghiên cứu từ Stern School of Business thuộc Đại học New York, năm 2012.

Đưa vào thí nghiệm thực tế, một nhóm giáo viên được đưa trước 4.000 USD với điều kiện họ sẽ phải trả lại tiền nếu học sinh của mình không cải thiện thành tích học tập.

Một nhóm khác được hứa hẹn sẽ nhận thêm 8.000 USD nếu học sinh của họ nâng cao thành tích. Kết quả, thành tích học tập của học sinh đạt được cao hơn từ nhóm giáo viên nhận trước 4.000 USD.

Do đó, một nhà tiếp thị tinh ý sẽ nhấn mạnh những gì khách hàng sẽ bị mất đi nếu không mua sản phẩm chứ không xoáy vào những gì họ được nhận thêm.

4. Màu sắc, mùi vị và âm thanh
Những siêu thị thường có khuynh hướng đặt hoa và bánh ngọt tại các vị trí gần ngõ vào hoặc lối ra thanh toán, với mùi hương và màu sắc bắt mắt. Chính hai yếu tốấy thúc đẩy giác quan hoạt động, tạo cảm giác dễ chịu ở người mua sắm, kích thích họ mua hàng.

Màu sắc cũng tạo nên những phản ứng cảm xúc và tâm lý rất khác nhau. Người phục vụ mặc trang phục đỏ thường nhận được nhiều tiền bo hơn. Bệnh viện sử dụng màu trắng để tạo cảm giác trấn an. Nhà hàng dùng màu vàng để kích thích dịch vị, tạo cảm giác đói bụng.

Âm nhạc nhịp chậm khiến người mua sắm di chuyển chậm hơn và mua hàng nhiều hơn. Nhạc cổ điển giúp gia tăng doanh số tại các nhà hàng và cửa hàng rượu vang. Nhạc vui giúp người chờ điện thoại trên đường dây tổng đài kiên nhẫn hơn…

5. Nguyên tắc khan hiếm
Những mẫu quảng cáo như “thời gian có hạn” sẽ đẩy tâm lý mua hàng của các bà nội trợ lên đỉnh điểm. Các hãng hàng không với “chỉ còn ba ghế” sẽ hối thúc bạn đặt chỗ ngay.

Khi lựa chọn trở nên quá khan hiếm, những gì còn lại sẽ trở thành hấp dẫn. Những nhà tâm lý học gọi đó là hiện tượng “co rút thế giới tạm thời” khiến quyết định và nhận thức của chúng ta tức thời thay đổi.

6. Hiệu ứng đồng vị
Một nghiên cứu từ Đại học Stanford tại cửa hàng bán lẻ hàng cao cấp Williams-Sonoma cho thấy một máy nướng bánh mì với giá 275 USD dường như thu hút rất ít sự quan tâm của khách hàng.

Nhưng sau đó, họ đặt cạnh đó một máy nướng bánh mì tương tự, có kích thước lớn hơn đôi chút với bảng giá 429 USD, ngay lập tức chiếc máy trị giá 275 USD trở thành “món hời” trong mắt người mua hàng và doanh số gia tăng gấp đôi!

Một người bán hàng thông minh sẽ giới thiệu một sản phẩm có giá cao nhất trước khi đưa ra những sản phẩm giá thấp hơn để lôi kéo người mua. Mức giá cao chót vót ban đầu sẽ trở thành tiêu chuẩn so sánh và khiến mọi thứ khác trở nên hợp lý và phải chăng.
Markting Online 
Bí Quyết Lãnh Đạo
Bí Quyết Giao Tiếp
Bài Học Kinh Doanh
Xây Dựng Thương Hiệu

6 chiến lược áp dụng tiếp thị thần kinh học

Đưa vào thí nghiệm thực tế, một nhóm giáo viên được đưa trước 4.000 USD với điều kiện họ sẽ phải trả lại tiền nếu học sinh của mình không cải thiện thành tích học tập.

Nếu thả một con ếch vào nồi nước sôi, nó sẽ lập tức nhảy ra ngoài. Nhưng nếu cho con ếch vào nồi nước lạnh rồi đun sôi, con ếch sẽ chết trước khi kịp nhảy ra ngoài. Neuro-marketing (tiếp thị thần kinh học) được xem là một xu hướng tiếp thị mới được dự báo sẽ trở thành điểm nóng trong năm 2015.

Neuro-marketing tận dụng triệt để “điểm mù” trong hệ ý thức của khách hàng, phát triển chúng trở thành hiện tượng nhận thức một cách dần dần và dẫn mọi người đi theo một quyết định cuối cùng tương tự nhau.
Nếu bạn đang muốn biết về những tấm gương thành côngchân lý sốngcách marketing thành công. Sao không vào ngay trang web khởi nghiệp để tìm kiếm thông tin riêng cho mình!!!

Sau đây là những chiến lược neuro-marketing hứa hẹn sẽ tạo nên nhiều thay đổi trên thị trường trong tương lai:

1. Cho tôi một lý do
Nghiên cứu kinh điển “máy photocopy Xeros” của tiến sĩ Ellen Langer thuộc Đại học Harvard chứng minh uy lực của việc giải thích. Bối cảnh là một sinh viên cố gắng cắt ngang một hàng người đang chờ sử dụng máy photocopy. Trong trường hợp 1, cô nói: “Xin lỗi, tôi có 5 trang giấy. Tôi có thể dùng máy photo Xeros được chứ?”; 60% số người đồng ý cho cô chen hàng.

Trường hợp 2, cô nói: “Xin lỗi, tôi có 5 trang giấy. Tôi có thể dùng máy photo Xeros được chứ bởi vì tôi đang rất gấp!”. Số lượng người chấp thuận tăng tới 94% khi nghe thêm một lời giải thích.

Trường hợp 3, “Xin lỗi, tôi có 5 trang giấy. Tôi có thể dùng máy photo Xeros được chứ bởi vì tôi cần photo?”. Tỷ lệ đồng ý là 93%, với lời giải thích khá dư thừa và hài hước kia. Não bộ con người thích những câu trả lời và những lời giải thích, đó là vì sự hiếu kỳ trước những lời thách đố và những màn cân não.

Những cuộc đối thoại tỏ ra gắn kết nhất không chỉ truyền đạt thông tin mà còn đưa ra giải thích về giải pháp. Do đó, những sản phẩm hiệu quả nhất không chỉ giải quyết vấn đề mà còn giải thích một cách hợp lý nhất về giải pháp mang tới.

2. Nghịch lý của lựa chọn
Khách hàng yêu thích có nhiều sự lựa chọn, nhưng các nhà tiếp thị thì thích điều ngược lại. Nghiên cứu cho thấy chỉ 3% khách hàng quyết định mua hàng ngay khi nhìn thấy có đến 24 nhãn hiệu mứt giới thiệu trước mặt họ, trong khi có 30% người mua ngay khi chỉ có sáu sản phẩm trước mặt.

Tương tự, khách hàng sẽ ngập ngừng khi có đến 50 gói quỹ đầu tư được giới thiệu, thay vì chỉ có năm giải pháp tài chính. Quá nhiều lựa chọn khiến thần kinh của người mua hàng bị “tê liệt” và từ chối mua hàng.

Để tránh xảy ra hiện tượng ấy, trong lúc bán hàng, nên trình bày tối đa ba lựa chọn giải pháp vì tỷ lệ hoán đổi người xem hàng thành mua hàng gia tăng khi số lượng chọn lựa giảm xuống.

3. Nỗi sợ bị mất mát
Nỗ lực tiết kiệm 1 triệu đồng lớn hơn rất nhiều so với nỗ lực kiếm thêm 1 triệu đồng! Đó là vì phản ứng của cảm xúc đối với sự mất mát mạnh gấp hai lần niềm vui sướng khi nhận được thêm, đó là nghiên cứu từ Stern School of Business thuộc Đại học New York, năm 2012.

Đưa vào thí nghiệm thực tế, một nhóm giáo viên được đưa trước 4.000 USD với điều kiện họ sẽ phải trả lại tiền nếu học sinh của mình không cải thiện thành tích học tập.

Một nhóm khác được hứa hẹn sẽ nhận thêm 8.000 USD nếu học sinh của họ nâng cao thành tích. Kết quả, thành tích học tập của học sinh đạt được cao hơn từ nhóm giáo viên nhận trước 4.000 USD.

Do đó, một nhà tiếp thị tinh ý sẽ nhấn mạnh những gì khách hàng sẽ bị mất đi nếu không mua sản phẩm chứ không xoáy vào những gì họ được nhận thêm.

4. Màu sắc, mùi vị và âm thanh
Những siêu thị thường có khuynh hướng đặt hoa và bánh ngọt tại các vị trí gần ngõ vào hoặc lối ra thanh toán, với mùi hương và màu sắc bắt mắt. Chính hai yếu tốấy thúc đẩy giác quan hoạt động, tạo cảm giác dễ chịu ở người mua sắm, kích thích họ mua hàng.

Màu sắc cũng tạo nên những phản ứng cảm xúc và tâm lý rất khác nhau. Người phục vụ mặc trang phục đỏ thường nhận được nhiều tiền bo hơn. Bệnh viện sử dụng màu trắng để tạo cảm giác trấn an. Nhà hàng dùng màu vàng để kích thích dịch vị, tạo cảm giác đói bụng.

Âm nhạc nhịp chậm khiến người mua sắm di chuyển chậm hơn và mua hàng nhiều hơn. Nhạc cổ điển giúp gia tăng doanh số tại các nhà hàng và cửa hàng rượu vang. Nhạc vui giúp người chờ điện thoại trên đường dây tổng đài kiên nhẫn hơn…

5. Nguyên tắc khan hiếm
Những mẫu quảng cáo như “thời gian có hạn” sẽ đẩy tâm lý mua hàng của các bà nội trợ lên đỉnh điểm. Các hãng hàng không với “chỉ còn ba ghế” sẽ hối thúc bạn đặt chỗ ngay.

Khi lựa chọn trở nên quá khan hiếm, những gì còn lại sẽ trở thành hấp dẫn. Những nhà tâm lý học gọi đó là hiện tượng “co rút thế giới tạm thời” khiến quyết định và nhận thức của chúng ta tức thời thay đổi.

6. Hiệu ứng đồng vị
Một nghiên cứu từ Đại học Stanford tại cửa hàng bán lẻ hàng cao cấp Williams-Sonoma cho thấy một máy nướng bánh mì với giá 275 USD dường như thu hút rất ít sự quan tâm của khách hàng.

Nhưng sau đó, họ đặt cạnh đó một máy nướng bánh mì tương tự, có kích thước lớn hơn đôi chút với bảng giá 429 USD, ngay lập tức chiếc máy trị giá 275 USD trở thành “món hời” trong mắt người mua hàng và doanh số gia tăng gấp đôi!

Một người bán hàng thông minh sẽ giới thiệu một sản phẩm có giá cao nhất trước khi đưa ra những sản phẩm giá thấp hơn để lôi kéo người mua. Mức giá cao chót vót ban đầu sẽ trở thành tiêu chuẩn so sánh và khiến mọi thứ khác trở nên hợp lý và phải chăng.
Email Marketing
SEO – SEM
Bí Quyết Thành Công 
StartUp
Bí Quyết Đàm Phán

Email marketing vẫn hiệu quả

Bước 1: Chuẩn bị nội dung sản phẩm cần gửi cho khách hàng. Nội dung này cần phải ngắn gọn, rõ ràng và thu hút người đọc.



Trên thực tế, email marketing chưa “chết”, nó chỉ đang chuyển mình để trở nên hiệu quả hơn, đặc biệt khi được tích hợp với các kênh marketing khác.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), thì đây là một kênh marketing vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí. Điều cần quan tâm là làm thế nào để bắt đầu một chiến dịch email marketing hiệu quả.

Nếu bạn đang muốn biết về những tấm gương thành côngchân lý sốngcách marketing thành công. Sao không vào ngay trang web khởi nghiệp để tìm kiếm thông tin riêng cho mình!!!



Tại buổi tư vấn Ứng dụng công nghệ cho doanh nghiệp SME, ông Võ Đỗ Thắng - Giám đốc Trung tâm ATHENA đã chia sẻ 5 bước để thực hiện một chiến dịch email marketing:



Bước 1: Chuẩn bị nội dung sản phẩm cần gửi cho khách hàng. Nội dung này cần phải ngắn gọn, rõ ràng và thu hút người đọc.

Bước 2: Thiết kế template (giao diện) email, đưa nội dung cần gửi vào template email.

Bước 3: Chuẩn bị danh sách email khách hàng cần gửi.

Bước 4: Chuẩn bị một tài khoản email chuyên dụng, tài khoản này cho phép gửi được số lượng lớn email.

Bước 5: Sử dụng các phần mềm email marketing chuyên dụng như SmartSerial Mail. Đây là phần mềm cho phép gửi mail tự động với số lượng lớn, có thể lên đến hàng ngàn mail mỗi ngày.

Đặc biệt, phần mềm này còn thống kê được ai đã nhận được mail, đọc mail.

Lưu ý: Khi thực hiện chiến dịch email marketing, bạn cần phải tuân theo luật chống thư rác (spam mail) của Chính phủ: Trong vòng 24 tiếng không được gửi quá một nội dung email cho một người nhận; không được sử dụng email gửi các nội dung lừa đảo, cạnh tranh không lành mạnh,…
Social Marketing
Email Marketing
SEO – SEM
Bí Quyết Thành Công 
StartUp

10 bí quyết tích hợp chiến dịch marketing với mạng xã hội



Sự nhất quán – Liệu tất cả các thông điệp được truyền tải và các ý nghĩa khách hàng có thể liên hệ tới sẽ không đối lập và sẽ bổ trợ lẫn nhau?

Nếu như bạn đang nghĩ tới việc làm cách nào để kênh mạng xã hội có thể hỗ trợ cho chiến dịch marketing đạt được những mục tiêu đã đề ra, bạn đang có khởi đầu rất tốt.

Khi khách hàng bắt gặp điều gì đó về thương hiệu hay sản phẩm của bạn trên một kênh truyền thông, điều đó sẽ được “buộc chặt” vào thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng.
Nếu bạn đang muốn biết về những tấm gương thành côngchân lý sốngcách marketing thành công. Sao không vào ngay trang web khởi nghiệp để tìm kiếm thông tin riêng cho mình!!!

Theo một khảo sát mới đây của CMO Insights, chỉ 22% các doanh nghiệp đang tích hợp các kênh mạng xã hội với các hoạt động marketing ngoài thực tế một cách hiệu quả, và chỉ có 29% các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh cho rằng hoạt động marketing trực tuyến của họ được kết nối với các kênh khác.

Ngày nay mọi hoạt động trên mạng xã hội đều là một phần của chiến dịch marketing. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn tích hợp những hoạt động trực tuyến với các nỗ lực marketing khác một cách hiệu quả.

1. Những nhân tố quan trọng của chiến dịch marketing tích hợp
Trước khi bắt đầu một chiến dịch marketing tích hợp, hãy nhìn lại mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được sau chiến dịch.

Cần nhớ rõ 4 yếu tố quan trọng cấu thành một chiến dịch marketing tích hợp hiệu quả:

Sự mạch lạc – Liệu tất cả các khía cạnh của chiến dịch đã được kết nối một cách logic và chặt chẽ?

Sự nhất quán – Liệu tất cả các thông điệp được truyền tải và các ý nghĩa khách hàng có thể liên hệ tới sẽ không đối lập và sẽ bổ trợ lẫn nhau?

Tính liên tục – Các kênh truyền thông trong chiến dịch có liên kết và nhất quán với nhau xuyên suốt chiến dịch?

Tính bổ sung – Tất cả các cấu phần của chiến dịch có tạo ra một giá trị bổ sung nào khác hay không?

2. Hãy để chiến dịch của bạn bùng nổ trên mạng xã hội
Một suất quảng cáo trên ti vi có thể chỉ cho phép thương hiệu xuất hiện khoảng 30 giây, thậm chí ít hơn. Các ấn phẩm cũng chỉ dành nhiều nhất là 2 trang cho mỗi thương hiệu quảng cáo mà thôi. Ngược lại, trên các trang mạng xã hội, bạn có thể quyết định mức độ và tần suất xuất hiện trước người dùng internet.

Đó chính là lý do tạo sao chúng ta vẫn thường thấy các thương hiệu tiêu dùng lớn tại Việt Nam như Vinacafe, Coca-Cola…, ngoài việc đưa các đoạn video quảng cáo nhân dịp Tết trên ti vi vào các giờ vàng, đăng những đoạn quảng cáo này trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, Youtube với phiên bản đầy đủ, không bị cắt ngắn do giới hạn thời lượng như trên ti vi.

3. Sử dụng từ khoá một cách nhất quán
Hãy đem những thảo luận ngoài cuộc sống lên mạng. Các từ khoá độc đáo, nhất quán cần phải được sử dụng thường xuyên để kêu gọi sự tương tác liên tục. Những từ khoá này cần nhất quán và chính xác với những nội dung trong các tài liệu marketing đã được in ra, cũng như các mẩu hội thoại trên mạng xã hội, hay thông điệp trên radio hoặc ti vi…

4. Tạo ra chỉ dẫn phong cách cho chiến dịch của bạn
Các trang mạng xã hội cho phép bạn đăng tải nội dung theo thời gian thực, tương tác theo thời gian thực với khách hàng và nhiều điều linh hoạt khác mà quảng cáo trên các kênh truyền thống không có được. Điều này cũng đồng nghĩa rằng bạn không thể cứng nhắc rằng bất kỳ nội dung gì cũng cần phải kiểm duyệt mới được đăng lên, đặc biệt là khi bạn có được cơ hội quảng cáo trong một sự kiện nào đó thật quan trọng.

Chẳng hạn, khi diễn ra trận chung kết bóng bầu dục Mỹ - Super Bowl, còn biết đến là Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ. Đây là sự kiện mà người ta vẫn nói rằng người Mỹ có thể không dự Quốc khánh, bỏ qua lễ tuyên thệ Tổng thống, nhưng ít khi bỏ trận chung kết này. Bởi vậy, để chạy đua với trận bóng đang diễn ra, sẽ không có thời gian cho các lãnh đạo kiểm duyệt từng nội dung một, thay vào đó, đội ngũ marketing cần “chộp” lấy từng khoảnh khắc và đăng tải những thông tin liên quan trên các kênh mạng xã hội ngay.

Đây chính là lý do tại sao bạn cần tạo ra một chỉ dẫn cụ thể về từ ngữ sử dụng, hình ảnh, giọng điệu sẽ được sử dụng xuyên suốt chiến dịch. Điều này đảm bảo những đăng tải có tính “ngay lập tức” như trên sẽ đem đến thông điệp ăn khớp với chiến dịch marketing dài hơi của doanh nghiệp.

Đồng thời, việc có chỉ dẫn phong cách cũng sẽ đảm bảo những trang mạng xã hội của doanh nghiệp sẽ có “diện mạo” ăn khớp với các hình ảnh quảng cáo của chiến dịch.

5. Kết hợp quảng cáo trên ti vi với đối tượng hướng tới trên mạng xã hội
Nếu như doanh nghiệp đã chi ra một khoản tiền đáng kể cho một suất quảng cáo trên ti vi, hãy tận dụng tối đa khoản đầu tư này bằng cách hướng tới các khán giả - những người có thể sẽ nói về quảng cáo đó trên mạng xã hội.

Theo Businessinsider, 46% người sử dụng smartphone tại Mỹ sử dụng điện thoại trong khi đang xem ti vi mỗi ngày, và 20% người sử dụng máy tính bảng đã mua những sản phẩm được quảng cáo trên ti vi.

Do vậy, kết hợp quảng cáo trên ti vi với mạng xã hội sẽ giúp tần suất thương hiệu tiếp cận khán giả tăng lên 2 lần, từ đó có thể giúp biến những người quan tâm thành người ủng hộ, theo dõi, và xa hơn là trở thành khách hàng của bạn.




Kết hợp quảng cáo trên ti vi với mạng xã hội sẽ giúp tần suất thương hiệu tiếp cận khán giả tăng lên 2 lần
6. Kêu gọi hành động rõ ràng
Trong các quảng cáo truyền thống như trên biển hiệu, quảng cáo ti vi, bạn có thể kêu gọi khán giả ghé thăm trang mạng xã hội của mình, nhưng họ sẽ không làm thế nếu như bạn không có một lý do thuyết phục.

Một cách để “lôi kéo” một lượng khán giả đáng kể tới các trang mạng xã hội của mình chính là đưa ra cho họ những nội dung hữu ích có liên quan đến các quảng cáo truyền thống này. Chẳng hạn, nếu như bạn là một công ty sản xuất nước sốt dành cho mỳ Ý, bạn có thể kéo khán giả xem truyền hình tới thăm trang Pinterest để tìm hiểu công thức nấu những món mỳ khác nhau.

Hãy nhắc tới trong các quảng cáo của mình rằng khách hàng có thể tìm thấy những điều hữu ích khác trên trang mạng xã hội của công ty, chắc chắn bạn sẽ chứng kiến sự tăng vọt lượng truy cập vào trang mạng xã hội của mình.

7. Đưa video quảng cáo trên ti-vi vào mục “Tiểu sử” trên fanpage

Trên Facebook, mục tiểu sử - “About” hiện nay đã cho phép bạn thêm video vào. Hãy tận dụng không gian này để giới thiệu video quảng cáo mới của bạn, hoặc thậm chí, tải lên một phiên bản dành riêng cho người dùng Facebook.
Việc chèn một video vào mục “About” chắc chắn sẽ giúp những khách hàng hoặc đối tác tiềm năng của bạn tìm ra bạn dễ dàng hơn.

8. Tạo ra một cuộc thi nhỏ trên mạng xã hội cho các sự kiện
Nếu như bạn đang ở một sự kiện, bạn có thể tạo ra một cuộc thi nho nhỏ trên mạng xã hội dành cho những người đang tham gia sự kiện. Sự kiện này của thể là do bạn tổ chức hoặc là sự kiện bạn đang tham gia, với điều kiện ban tổ chức cho phép.

Cuộc đua nho nhỏ này sẽ khuyến khích khách tham gia đăng tải về thương hiệu hay sản phẩm của bạn trên các tài khoản mạng xã hội của họ, khiến doanh nghiệp tiếp xúc nhiều hơn với những người khác trong sự kiện và những người theo dõi trên mạng xã hội.

Ý tưởng này có thể đặc biệt hữu ích trong các sự kiện lớn và có sự tham gia của nhiều thương hiệu. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể phát ra những linh vật nho nhỏ đại diện thương hiệu tới mọi người tham gia sự kiện, và trao giải cho ai có bức ảnh đẹp nhất.

9. Thu thập thông tin mạng xã hội tại sự kiện
Nếu như bạn đang thu thập thông tin của các khách hàng tiềm năng tại sự kiện, hãy cố gắng giao lưu và hỏi thông tin mạng xã hội của họ cũng như địa chỉ email, số điện thoại. Sau đó có thể nhập thông tin trên mạng xã hội của họ vào một danh sách riêng để tiện liên hệ lại, xây dựng mối quan hệ hay gắn kết trên các trang mạng xã hội với nội dung mà họ có cùng mối quan tâm.

10. Tiếp tục những cuộc trò chuyện sau sự kiện
Nếu như bạn tổ chức một sự kiện, hoặc một bữa tiệc, hãy để sự kiện đó tiếp diễn bằng cách đưa những thảo luận đó lên các kênh mạng xã hội.

Twitter chat hoặc Facebook Hỏi&Đáp sẽ giúp bạn tương tác và cho phép khán giả có được những thông tin chuyên sâu và chính xác hơn. Nó cũng sẽ giúp những người quan tâm tương tác với thương hiệu của bạn.

Kể cả khi bạn không thể duy trì Twitter chat sau sự kiện, bạn vẫn có thể gợi lại những câu hỏi về sự kiện trên mạng xã hội và khiến mọi người nói về thương hiệu của bạn và quay trở lại với bạn vào lần sau.
Markting Online 
Bí Quyết Lãnh Đạo
Bí Quyết Giao Tiếp
Bài Học Kinh Doanh
Xây Dựng Thương Hiệu

Triết lý Marketing của Apple

Mike Markkula là nhà đầu tư tiên phong vào công ty công nghệ non trẻ Apple từ những ngày đầu thành lập. Chính Markkula đã góp một khoản đầu tư trị giá 250.000 đô la để chuyển Apple từ gara để xe thành một công ty đại chúng được nhiều người biết đến.



Triết lý Marketing của Apple được viết bởi chuyên gia tiếp thị Mike Markkula xoay quanh ba yếu tố chính: thấu hiểu, tập trung và áp đặt.


Nếu bạn đang muốn biết về những tấm gương thành côngchân lý sốngcách marketing thành công. Sao không vào ngay trang web khởi nghiệp để tìm kiếm thông tin riêng cho mình!!!


Nội dung nổi bật:

- Triết lý Marketing của Apple được viết bởi nhà đầu tư đầu tiên của Apple là Mike Markkula.

- Triết lý này bao gồm ba điểm chính là thấu hiểu khách hàng, sự tập trung và áp đặt.

Nguồn gốc sâu xa của triết lý Marketing của Apple bắt nguồn đầu tiên từ người đã có ảnh hưởng rất lớn lên Steve Jobs. Đó là Mike Markkula- một chuyên gia về tiếp thị bậc nhất thung lũng Silicon và cũng là cổ đông lớn nhất của Apple vào những ngày đầu gầy dựng.

Mike Markkula là nhà đầu tư tiên phong vào công ty công nghệ non trẻ Apple từ những ngày đầu thành lập. Chính Markkula đã góp một khoản đầu tư trị giá 250.000 đô la để chuyển Apple từ gara để xe thành một công ty đại chúng được nhiều người biết đến.

Với kinh nghiệm làm quản lý cấp cao về tiếp thị tại một công ty hàng đầu về kỹ thuật là Intel, không khó để ông lấy được sự kính trọng từ Steve Jobs cùng với Wozniak ( hai cha đẻ của Apple).

Markkula cũng là người xuất sắc trong khả năng định hướng chiến lược giá cả, mạng lưới phân phối, tiếp thị và tài chính. Đặc biệt là ông còn có sự kết nối về tầm nhìn với Steve Jobs khi ông đặt việc sáng tạo ra một sản phẩm hoàn hảo lên trên lợi nhuận của công ty.

“Đừng bao giờ thành lập một công ty vì mục đích làm giàu. Mục tiêu của bạn là phải tạo ra một thứ mà bạn tin tưởng và đảm bảo cho công ty tồn tại lâu dài.” Markkula có lần nói với Steve Jobs như vậy.

Vì thế, nên ông và Jobs đã cùng nhau viết những nguyên tắc về triết lý Marketing của Apple:

Thứ nhất là thấu hiểu. Một sự kết nối thân mật với cảm nhận của khách hàng. Apple sẽ là nơi hiểu được nhu cầu của khách hàng hơn bất kỳ công ty nào khác.

Thứ hai là tập trung. Để làm tốt những việc đã đề ra, chúng ta phải loại bỏ những thứ không quan trọng.

Thứ ba và không kém phần quan trọng, tạm gọi là áp đặt. Điểm thứ ba này nhấn mạnh rằng quan điểm của mọi người về một công ty, dịch vụ và sản phẩm nào đó được hình thành dựa trên những dấu hiệu đầu tiên mà nó muốn truyền tải.

Có nghĩa là người ta sẽ đánh giá cuốn sách dựa trên cái bìa của nó. Chúng ta có thể có những sản phẩm tốt nhất, chất lượng hoàn hảo nhất, phần mềm hữu ích nhất. Nhưng nếu chúng ta giới thiệu chúng theo một cách thức cẩu thả, khách hàng sẽ đánh giá ngay những sản phẩm đó là cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp.

Ngược lại, nếu sản phẩm được giới thiệu một cách sáng tạo, chuyên nghiệp thì bạn đã gán cho chúng chất lượng như khách hàng mong muốn.
Social Marketing
Email Marketing
SEO – SEM
Bí Quyết Thành Công 
StartUp

AdWords: Sai lầm và lời khuyên từ Google


Hãy tổ chức các chiến dịch theo chủ đề, đề tài, dòng sản phẩm hay vị trí địa lý. Đừng ngại sắp xếp các từ khóa giống nhau lại với nhau để có thể tạo ra các quảng cáo tập trung vào mỗi nhóm.


Để chiến dịch AdWords mang lại hiệu quả ngay từ đầu, nhà quảng cáo cần tránh một số sai lầm phổ biến.



Nếu bạn đang muốn biết về những tấm gương thành côngchân lý sốngcách marketing thành công. Sao không vào ngay trang web khởi nghiệp để tìm kiếm thông tin riêng cho mình!!!




Dưới đây là danh sách những sai lầm quan trọng mà các nhà quảng cáo mới thường gặp phải và cách ngăn ngừa.



1. Không xây dựng một chiến dịch với chỉ một quảng cáo và cả đống từ khóa
Hãy tổ chức các chiến dịch theo chủ đề, đề tài, dòng sản phẩm hay vị trí địa lý. Đừng ngại sắp xếp các từ khóa giống nhau lại với nhau để có thể tạo ra các quảng cáo tập trung vào mỗi nhóm.

Điều này sẽ cải thiện hiệu quả khi nhắm đến một đối tượng cụ thể và mức độ liên quan của quảng cáo. Hoặc hãy sử dụng cấu trúc tương tự cho các chiến dịch như cấu trúc mà bạn thực hiện cho trang web của mình. Nếu trang web đã được nhóm thành từng danh mục rồi thì công việc của bạn gần như đã hoàn tất.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp bán các sản phẩm dành cho vật nuôi, nên có các chiến dịch riêng cho từng loại, chẳng hạn như cho mèo, chó, chim và cá. Hoặc nếu bạn bán các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, hãy xây dựng thành từng nhóm sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như kem dưỡng da, nước hoa và các sản phẩm cho tóc.

2. Không đặt tên doanh nghiệp trong tiêu đề
Nhiều doanh nghiệp nhỏ cứ nhất định phải đặt tên công ty của họ vào tiêu đề, nhưng đây thường không phải là một ý hay. Nếu một người dùng đang tìm kiếm trực tuyến, họ có thể sẽ không biết bạn là ai, vì vậy hãy sử dụng số lượng chữ, vốn đã bị hạn chế, để tập trung vào lợi ích chính của sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp, các chương trình khuyến mãi đặc biệt, giá thấp, và các lợi ích khác mà sản phẩm mang lại.

3. Đừng hứa nếu không làm được
Nguồn gốc số một cho sự không hài lòng của người tiêu dùng xuất phát từ những kỳ vọng không được đáp ứng khi người dùng ghé thăm trang web của bạn. Hãy trung thành với mức giá hay những hứa hẹn mà bạn đưa ra trong mẫu quảng cáo của mình.


Người dùng internet tiêu biểu sẽ nhanh chóng quyết định họ có nên ở lại hay chuyển sang một trang web khác, vì vậy đừng để họ phải đoán.Ngoài ra, để tăng khả năng bán hoặc chuyển đổi, hãy chắc chắn rằng đường dẫn URL của quảng cáo sẽ dẫn dắt người dùng đến một trang cụ thể trong trang web của bạn, nơi hiển thị rõ ràng các thông tin hoặc những sản phẩm mà bạn đã đề cập trong quảng cáo của mình.

Ví dụ, nếu quảng cáo của bạn tập trung quảng bá cho các loại bong bóng cho ngày sinh nhật, thì đừng dẫn dắt họ đến trang hiển thị tất cả các thể loại bong bóng hoặc trang trình bày về các loại bóng bay dành cho các kỳ lễ, kỷ niệm nói chung trong website của mình.

4. Không ngừng kiểm tra dữ liệu hoặc điều chỉnh chiến dịch nếu cần
Không giống như quảng cáo ngoại tuyến, lợi ích quan trọng của quảng cáo trên internet là bạn có được các kết quả rõ ràng, nhanh chóng. Nếu bạn "thiết lập và quên đi" chiến dịch của mình, có nghĩa là bạn đang bỏ lỡ những thông tin phản hồi giá trị về quảng cáo của mình.

Bạn không muốn bỏ qua bất cứ một khách hàng nào đã bước vào cửa hàng thực của mình - và bạn cũng cần xem quảng cáo là một nguồn kinh doanh mở rộng trên môi trường trực tuyến.

Hãy thường xuyên theo dõi sát sao những thống kê tài khoản, xem xét các báo cáo dữ liệu, các bản ghi web, và những kết quả đo lường. Sử dụng phần mềm theo dõi chuyển đổi để xác định những từ khóa nào được chọn nhiều nhất và những cú nhấp chuột nào dẫn đến hành động mua hàng.

Sau đó, hãy thử nghiệm với những ý tưởng mới, thay đổi nội dung quảng cáo hoặc thêm từ khóa mới. Nếu nó không chạy tốt, hãy thay đổi và thử lại lần nữa. Đừng nản lòng!

5. Đừng chi trả nhiều hơn khả năng
Cái lợi của quảng cáo tính phí trên mỗi lần nhấp chuột là bạn có thể đặt giá thầu từ khóa thấp hay cao theo ý muốn và túi tiền của mình. Để quảng cáo hiệu quả, bạn phải đánh giá được những quảng cáo và từ khóa nào đang mang lại kết quả.
Email Marketing
SEO – SEM
Bí Quyết Thành Công 
StartUp
Bí Quyết Đàm Phán

Đội ngũ tiếp thị tương lai



Chuyên gia viết nội dung cho web. Đây là đội ngũ sáng tạo ra những nội dung rõ ràng, cô đọng và có sức gắn kết khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm các bản nhật ký điện tử, các tài liệu tiếp thị, thư điện tử và nội dung trang web.

Thế giới tiếp thị và quảng cáo đang thay đổi nhanh chóng. Cách người tiêu dùng tiếp nhận các nội dung tiếp thị và quảng cáo cũng đang thay đổi mỗi ngày. Để đạt hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần theo xu hướng phát triển này để xây dựng đội ngũ tiếp thị của mình.

Tiếp thị bằng nội dung
Theo một nghiên cứu mới đây do tạp chí MarketingProfs phối hợp với Viện Tiếp thị nội dung (Content   Marketing Institute), tiếp thị bằng nội dung hiện đang được 93% các nhà làm tiếp thị trong môi trường kinh doanh B2B (giữa các doanh nghiệp) sử dụng, và chiếm khoảng 30% ngân sách tiếp thị của các công ty trong môi trường này.

Để nắm bắt kịp thời và khai thác hiệu quả xu hướng tiếp thị bằng nội dung, doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân lực làm tiếp thị bao gồm những vị trí sau.

Nếu bạn đang muốn biết về những tấm gương thành côngchân lý sốngcách marketing thành công. Sao không vào ngay trang web khởi nghiệp để tìm kiếm thông tin riêng cho mình!!!

Các nhà chiến lược về nội dung. Những người giữ vị trí này sẽ định hướng cho các đề xuất tiếp thị bằng nội dung của tổ chức nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh doanh, làm cho các hoạt động tiếp thị bằng nội dung phù hợp với các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Một chuyên gia chiến lược nội dung giỏi phải là người rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng, đồng thời phải hiểu rõ mục tiêu kinh doanh, từ đó vạch ra một chiến lược bền vững về nội dung phù hợp với hai yếu tố nói trên.

Chuyên gia tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Một chuyên gia SEO là người chịu trách nhiệm phân tích và đánh giá một trang web tìm kiếm thông tin nhằm tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo từ các trang này và thúc đẩy số lượt truy cập vào trang web của doanh nghiệp. Các chuyên gia SEO còn tạo nội dung xoay quanh những từ khóa (keyword) hay những cụm từ thường được người dùng gõ vào các trang tìm kiếm thông tin để tăng lượng truy cập vào trang web của doanh nghiệp.

SEO chính là người giúp doanh nghiệp tạo ra cơ sở khách hàng triển vọng ban đầu (lead). Đó là những khách hàng chưa biết nhiều về doanh nghiệp và lần đầu tiên nhấp chuột vào các đường dẫn từ kết quả tìm kiếm để truy cập vào trang web của doanh nghiệp và tìm hiểu thêm thông tin.

Chuyên gia viết nội dung cho web. Đây là đội ngũ sáng tạo ra những nội dung rõ ràng, cô đọng và có sức gắn kết khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm các bản nhật ký điện tử, các tài liệu tiếp thị, thư điện tử và nội dung trang web.

Một chuyên gia viết web giỏi cũng là người có kỹ năng biên tập tốt và có nhiều kinh nghiệm với SEO để có thể sáng tạo ra những nội dung có tính giáo dục hoặc giải trí cao hay sức gắn kết khách hàng mạnh mà không cần phải dùng những ngôn ngữ mang tính tiếp thị hay quảng cáo quá mức.

Tiếp thị qua thiết bị di động
Theo dự báo của eMarketer, năm 2014 thế giới có khoảng 1,75 tỉ người sử dụng điện thoại thông minh và con số này sẽ còn tăng trong những năm tiếp theo. Để nắm bắt xu hướng này, doanh nghiệp cần có những vị trí sau đây.

Chuyên gia thiết kế giao diện với người dùng (user interface – UI). Khi doanh nghiệp nhắm vào những khách hàng sử dụng thiết bị di động, đây sẽ là một vị trí ưu tiên hàng đầu. Các chuyên gia này là những người sử dụng thuần thục các công cụ thiết kế hình ảnh, đồng thời cũng có hiểu biết tốt về mã hóa. Nhiệm vụ của họ là tạo ra những giao diện thân thiện với môi trường của thiết bị di động, giúp người dùng có thể sử dụng các ứng dụng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn so với các môi trường khác, như web chẳng hạn.

Chuyên gia thiết kế nội dung cho các ứng dụng di động. Đội ngũ này sẽ làm việc cùng với các nhóm khác để tạo ra những trải nghiệm mang tính tương tác cao cho người sử dụng. Các chuyên gia giỏi phải là những người có kinh nghiệm thiết kế nội dung về tính năng cho các hệ điều hành khác nhau dành cho thiết bị di động.

Bên cạnh đó, trong môi trường kinh doanh kỹ thuật số hiện nay nói chung, doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ nhân sự có kiến thức sâu trong cả môi trường web và môi trường di động để có thể tạo ra những sản phẩm web thân thiện với người dùng. Cụ thể, đó là các vị trí sau:

Các chuyên gia thiết kế trải nghiệm của người dùng (user experience – UX). Kết hợp chuyên môn của mình về thiết kế đồ họa và các công nghệ web khác nhau, các chuyên gia này sẽ tạo ra những trang web và những sản phẩm có sức thu hút khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Các chuyên gia UX cũng thường thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng hay các số liệu thống kê về tính khả dụng, về các thiết kế tương tác, thiết kế hình ảnh và hạ tầng thông tin để từ đó cải thiện sản phẩm hay trang web nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Chuyên gia phát triển trang web. Hiện nay, khi mọi thứ xung quanh chúng ta, từ những chiếc xe hơi, các thiết bị theo dõi sức khỏe cho đến thiết bị gia dụng, hầu như đều được số hóa và được kết nối với nhau thì nhu cầu về các chuyên gia phát triển web cũng đang ở mức cao hơn bao giờ hết.

Các chuyên gia phát triển web là những người viết mã dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau và làm việc với đội ngũ thiết kế để tạo ra các trang web và các ứng dụng chạy trên web cho khách hàng.
Markting Online 
Bí Quyết Lãnh Đạo
Bí Quyết Giao Tiếp
Bài Học Kinh Doanh
Xây Dựng Thương Hiệu